Kinh nghiệm ôn thi Ielts trong một tuần của Quinhmei
Posted on 15th Jan 2011 @ 11:08 PM
Ôi mẹ ơi, tung tăng đi thi học bổng đi UK, được cái học bổng max rồi, chuẩn bị xong xuôi các thứ rồi mới té ngửa ra là trường yêu cầu điểm ielts. Nên thú thực là em ôn ielts trong đúng 1 tuần thôi, vì trước đó chưa hề đi học ielts ở đâu cả (có nghe danh acet nhưng ngại tốn $ nên định đợi đến khi nào đủ trình thì đi học ), chẳng qua là đến hè năm 2009 em mới đủ 16 tuổi nên cứ nghĩ chưa cần ielts vội, ai ngờ cuối cùng lại phải nói lời cay đắng, ôn như điên trong 1 tuần để thi. (em thi ngày 8/8 mà 1/8 mới nhận được offer của trường có ghi yêu cầu ielts :simperNgày thứ nhất: lên mạng lục hết tất cả các bài kinh nghiệm thi ielts của các cao thủ, đọc các tips thật kỹ. Sau đó em lục đống sách ôn ielts của chị thì còn đúng mỗi quyển Camb 5, mua không kịp thì down quyển Camb 3 nữa về dùng tạm. Đọc qua cấu trúc đề, gạch các dạng bài chính, VD Reading thì có Matching heading, T/F/NG ... hay Writing task 1 thì có Maps, Graphs, Process ... Rồi xem các bài sample ...
Ngày 2/3/4/5
Mỗi ngày đều đặn làm luân phiên: 3 bài reading, 6 bài listening, 2 bài writing task 1 và 1 bài writing task 2, lúc đi tắm hay đi Wc thì tranh thủ nhìn gương mà speaking. Mượn sách vở của các anh chị từng học acet về xem cái academic vocab của nó, thấy nản quá nhưng vẫn phải cố.
Ngày 6
Ngồi thống kê lại hết các structure đã học, ngồi luyện nói hơn 3 tiếng đề phòng trường hợp thi nói ngay buổi chiều hôm sau, và ngồi học 2, 3 cái process T__T (Em là em sợ nhất cái này) Bật BBC cả ngày để quen với cái giọng đọc, hôm sau thi listening cũng không bị khớp.
Ngày 7
Em đi thi. Thi xong nghe đọc viết thì được thông báo thi Speaking vào ngày 12/8
Hix, thôi đã nửa đêm rồi, đợi mấy ngày nữa em thi speaking xong sẽ chia sẻ nốt câu chuyện về những ngày đau thương ôn ielts.
Lại nói về vụ Ielts. Thực sự Ielts không phải là cái gì ghê gớm, nếu bạn xác định được rõ yêu cầu của ngành học và khả năng của mình. VD như yêu cầu của học sinh trung học phổ thông ở Anh là 5.5, ở Úc thường là 5.0; với sinh viên apply đại học thì là 6.0, còn tùy ngành học và đại học mà bạn chuẩn bị đi đến có danh tiếng và chất lượng hay không mà điểm dao động từ 6.0 - 7.0; với chương trình thạc sĩ là > 6.5 còn tiến sỹ thì em chưa biết. Nhưng nói chung là xác định rõ mục tiêu điểm và biết rõ thế mạnh của mình là mọi chuyện sẽ ổn.
Thí sinh ở VN thường có thế mạnh về Reading và Writing (thực ra cũng còn tùy đề, với những đề mà listening dễ - thi chung với general training - thì reading thường khó; còn xin chia buồn với các chú nào gặp phải process trong task 1 nhé) còn Listening và Speaking thì phải ôn luyện từ trước đó nhiều và bền bỉ.
Hai tháng không nên thi ielts là tháng 1 và tháng 8, nghe các cao thủ đồn đại là hai tháng này có nguy cơ trúng phải process rất cao, đồng thời chia buồn cho các chú thi ở IDP vào tháng 8 là đề ở đây thời gian này thường khó hơn nhiều các tháng khác. (Rất may số mình hên thi BC ngày 8/8 yên lành không gặp phải hung thần process) À, nói luôn cho các bạn đang thắc mắc process là gì, ở phần Writing của Academic có 2 bài viết; bài 1 là miêu tả biểu đồ, hình vẽ, ít nhất 150 từ... bài 2 là văn nghị luận, viết văn bày tỏ quan điểm về một vấn đề nào đó, ít nhất là 250 từ ... Task 1 thường có 3 dạng: 1/ Miêu tả biểu đồ, trong đó chia ra các loại biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ cột, các dạng biểu đồ lạ khác ...2/ miêu tả bản đồ, thường sẽ phải soánh sự giống và khác nhau của các bản đồ, nêu xu hướng đô thị hóa hay nông thôn hóa ... 3/ phần hung thần là Process, tức là miêu tả quá trình, dạng này rất khó và ít từ, cũng chẳng vào form nào cả, VD như miêu tả quá trình tuần hoàn của nước trong thiên nhiên hay miêu tả hoạt động của xe đạp ... 4/ còn một kiểu nữa là miêu tả vật thể lạ, tức là miêu tả hóa thạch này, miêu tả móng ngựa, sự tiến hóa của báo này ... nói chung là xác suất rơi vào phần 4 rất thấp (nhưng không phải là không có :cuoi011: )
Trước giờ rất nhiều cao thủ băn khoăn nên thi ở BC hay IDP. Từ khi BC cho dùng tai nghe ở phần Listening thì hai cơ sở này coi như tương đương nhau, bởi đề ielts được chọn theo xác suất và quay vòng luân phiên giữa các nước nên có độ khó dễ tùy kỳ thi. Thực ra dễ khó tùy quan điểm, có người bảo ở BC dễ hơn, có người bảo ở IDP không khó bằng BC. Thôi thì lắm thầy nhiều ma, thi nhiều lần sẽ biết ngay chỗ nào dễ hay khó :cuoi012:. Tuy vậy, BC và IDP có vài điểm khác:
1. Phần Speaking ở BC thường do các thầy cô người Anh, Mỹ, Canada hỏi, ở IDP có thể có cả người Úc, New Zealand nữa nên bạn nào quen giọng Úc thì recommend sang IDP.
2. Tháng 8 thì đặc biệt nên thi ở BC, vì để ở IDP tháng 8 thường khó.
3. Lệ phí thi ở IDP tính đến thời điểm này đã tăng lên $180, trong khi ở BC vẫn là $150:cuoi012:
Thường là đăng ký phải sớm trươc khoảng nửa tháng - 1 tháng, nếu không rất dễ hết chỗ, nhất là vào các tháng cao điểm 12-1-2 hay 6 - 7- 8. Lúc đó thì bên nào hết chỗ ta đành nhảy sang chỗ còn lại may ra có thể thi được, chứ cũng không được chọn nhiểu :cuoi011: (như M đây đến 1/8 mới đăng ký thi ở BC, may vừa có một chị cancel lúc đấy, nên mới nhảy vào được chứ không kín lịch từ giữa tháng 7 rổi)
Ngày thi đến thì chỉ cần mang duy nhất một cái CMTND hoặc passport; cùng CÀNG NHIỀU BÚT CHÌ CÀNG TỐT, cộng thêm MỘT CÁI TẨY CHẤT LƯỢNG. M có thói quen tẩy xóa nhiều nên Writing M viết bằng bút chì, cuối giờ check lại, sửa cũng đỡ bẩn. Ở BC và IDP người ta đều phát cho mình bút chì cả đấy, nhưng ở BC thì keo hơn, bút chì chất lượng thấp hơn và cũng chỉ có 1 cái, trong khi ở IDP là 2 cái và bút viết đẹp và đậm :congratulate:
Các tips về bài thi nghe - đọc - viết các bạn có thể Google ra rất nhiều, M cũng chẳng dám múa rìu qua mắt thợ nên ngồi tán vài chuyện bên lề như trên thôi.
Xem thêm: http://tailieuso.com
Kinh nghiệm học và thi IELTS của Reddevil89
Posted on 15th Jan 2011 @ 11:08 PM
Mình thi IELTS được 8.5 phần Reading, 8.0 Listening, 7.0 Writing, 6.5 Speaking. Overall là đúng 7.5. - Trong bài viết này không có gì gọi là bí quyết cả, chỉ là 1 số kinh nghiệm học, và vài mẹo vặt khi thi giúp mọi người tăng điểm của mình lên thôi (kiến thức sẽ khó mà tăng trong thời gian ngắn)
- Tất cả những kinh nghiệm sau đây của mình là dành cho những ai 100% hoàn toàn tự học, có thể ko phù hợp với những bạn ko có khả năng tự học và đang luyện thi tại các trung tâm IELTS. Bản thân mình cũng chưa bao giờ tham gia 1 khóa luyện IELTS nào cả cho nên ko có thầy cô chỉ giáo, chỉ biết dựa vào sách mà luyện thôi.
- Nhưng theo mình nghĩ đi luyện thi cũng có nhiều cái lợi, sẽ được giáo viên huớng dẫn nhiệt tình và sát sao hơn. Anyway, nếu các bạn quyết định tự học thì nếu khi nào có khó khăn hãy lên box IELTS để được giúp đỡ, có thể là mình, có thể là các bạn khác, tất cả đều sẵn lòng giúp đỡ các bạn hết mình để đạt được kết quả tốt nhất.
- Kèm theo sau mỗi phần là danh mục sách nên học, xếp theo trình tự thời gian học. Phần audio các hầu hết các sách (dành cho listening và speaking) mình đã upload, các bạn có thể xem và download ở phía cuối bài viết
Reading
Study
- Các bạn nên chịu khó đọc sách tiếng Anh thật nhiều, đọc sách sẽ giúp các bạn nhớ từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp 1 cách tự nhiên. Hãy tìm những tựa sách hoặc những bài báo thuộc sở thích của bạn, như vậy đọc sẽ "vào" hơn. Chỉ cần chịu khó đọc TA 1 thời gian bạn sẽ thấy là khả năng đọc, cũng như khả năng viết của bạn sẽ tăng lên rất nhiều, như là TA tự ngấm vào người ấy
- Không nên dùng nhiều từ điển khi đọc. Dùng từ điển sẽ làm chậm tốc độ và làm bạn mất tập trung trong quá trình đọc và hiểu. Và đằng nào thì bạn cũng ko được dung từ điển khi làm IELTS mà, phải ko? Do vậy chỉ nên dùng từ điển với những từ lien tục lặp lại trong sách (từ quan trọng, thường gặp). Còn lại thì các bạn hãy cố đọc, nắm đc ý, hiểu đc bài và tự hiểu nghĩa của từ.
- Luyện đọc các bài IELTS thật kĩ, lấy chất lượng bù số lượng. Sau mỗi câu sai cố gắng hiểu xem tại sao mình sai để lần sau ko bao giờ mắc lại. Khi làm bài nên đánh dấu các câu mình còn lưỡng lự, nhiều bạn khi làm xong bài sẽ ko check lại các câu đúng, cho dù trước đó thực ra đã ko dám chắc chắn khi chọn câu đó. Sau khi xong thì dù đúng cũng nên xem lại tại sao mình đúng, đúng như thế nào, để rút kinh nghiệm cho lần sau.
- Đề thi thường dùng các từ đồng nghĩa, hoặc đảo vị trí các từ trong câu, hoặc đảo ngược các vế trong câu. Nói chung là biến đổi 1 chút dù nghĩa ko hề thay đổi, hãy cố gắng làm quen và trở nên nhạy cảm với việc này
Reading materials
- IETLS Test Builders
- Focus on IELTS
- Focusing on IELTS- Reading
- IELTS Practice Tests
- IELTS Practice Tests Plus
- Cambridge Tests for IELTS
- Action Plan for IELTS
On the test
- Việc đầu tiên là đọc đầu đề của bài đọc (passage title) để xác định chủ đề của bài. Sau đó là giở ngay sang phần câu hỏi để bắt đầu trả lời.
- Kinh nghiệm của mình là, nếu 1 passage mà cho phần điền headings ngay đầu tiên, hoặc phần summary (fill in blanks) thì mình sẽ bỏ qua phần đó, làm các câu hỏi sau đó (các câu hỏi yêu cầu bạn dò từng câu thay vì đọc cả bài, ví dụ như Yes/No/Not Given). Bởi sau khi làm xong các câu sau đó bạn đã hiểu khá rõ về ý của cả bài, lúc đó có thể trả lời phần headings và summary một cách dễ dàng rồi.
- Đọc lần lượt, đọc xong câu nào chắc câu đó, xong câu nào ghi luôn vào answer sheet bởi nếu bạn viết vào booklet sau đó mới transfer vào answer sheet thì sẽ ko đủ thời gian
- Không nhảy bài, nhảy đoạn. Cố gắng làm theo thứ tự đã cho của bài để ko bị lẫn lộn.
- Luôn cố gắng làm nhanh nhất có thể, cẩn thận là tốt, nhưng ko nên cẩn thận quá mà làm phí thời gian ko cần thiết. Ví dụ hôm mình làm bài, bài 1 hơi khó 1 chút, bài 2 cực dễ, bài 3 rất khó. Mình mất khoảng 15 phút bài 1, 10 phút bài 2, 30 phút bài 3, 5 phút còn lại để check xem có mắc phải lỗi ngớ ngẩn nào ko.
Listening
Study
- Listening là 1 section ko thể luyện vội vàng được (ko thể cram), bạn chỉ có thể làm listening tốt nếu bạn đã có quá trình luyện tập qua 1 thời gian trước đó.
- Để luyện listening tốt thì có rất nhiều các học, rất nhiều nguồn, có người xem phim tiếng Anh, người nghe radio, người học theo băng đĩa, người nghe bản tin trên mạng. Các nào cũng đều tốt cả, bạn nên thử tất cả các cách và chọn cho mình 1 cách phù hợp và làm cho bạn cảm thấy hứng thú nhất. Chỉ có cảm thấy hứng thú mới giúp bạn duy trì việc học trong thời gian dài và đem lại kết quả cao mà thôi. Bản thân mình thường tập trung vào nghe các đĩa listening của IELTS và nghe bản tin BBC.
- Nếu nghe bản tin BBC, thì các bạn ko nên nghe đi nghe lại nhiều, chỉ nghe tối đa 3 lần bởi nếu nghe đi nghe lại thì hiệu quả nghe sẽ giảm dần. Hãy dành thời gian đó để nghe các bài khác, thường mỗi bản tin BBC là do 1 người khác nói, giúp bạn làm quen với nhiều chất giọng, accent khác nhau.
-Các bài nghe IELTS thì nên được nghe lại nhiều lần, cho đến khi hiểu hết được nội dung bài nghe và cách trả lời câu hỏi thì mới đi tiếp đến bài khác. Tốt nhất là nghe 3 lần, 1 lần nghe để làm bài, lần 2 nghe lại để xác định các câu mình sai, sai ra sao. Tiếp lần 3 vừa nghe vừa nhìn vào tape script để hiểu rõ hơn cách phát âm và diễn đạt ý, hiểu được mình sai chỗ nào, yếu chỗ nào để tìm cách cải thiện.
Listening materials
- IETLS Test Builders
- Focus on IELTS
- Focusing on IELTS- Listening
- Listening Strategies for the IELTS Test
- IELTS Practice Tests
- IELTS Practice Tests Plus
- Cambridge Tests for IELTS
- Action Plan for IELTS
On the test
- Ngay khi được giao bài thì nên giở ngay section 4 ra xem, bởi section 4 là phần khó nhất mà cũng được ít thời gian nhất để đọc trước, bạn chỉ có khoảng hơn 30 giây để xem trước 10 câu hỏi của phần này, khi nghe cũng là nghe liền 1 lúc (ko như các phần khác mỗi phần thường được chia làm 2, có thời gian nghỉ giữa để đọc trước 5 câu sau). Do đó nắm đc 1 chút ý của section 4 là rất cần thiết. Section 1 thường khá dễ và chỉ là one-to-one talking do đó ko cần nhiều thời gian để xem trước.
- Sau khi xem qua section 4, nếu còn time mình sẽ xem qua section 3. Mình chỉ bắt đầu xem trước section 1 khi băng bắt đầu tua đến đoạn example cho section 1.
- Mỗi khi xem qua, các bạn cũng nên đánh dấu những câu mà mình cần chú ý. Ví dụ mình luôn đánh dấu các câu có khả năng phải dùng số nhiều, bởi khi nghe thì mình tập trung nghe ý chứ ko nghe rõ từ, nên ko chú ý đến số ít số nhiều. Chỉ cần đánh dấu thì mình sẽ biết được là đến câu nào có khả năng sẽ có số ít số nhiều, từ đó tập trung nghe và sẽ làm đúng.
- Tuyệt đối không dừng lại ở 1 câu quá lâu, dừng lại quá lâu ở câu này có thể sẽ ko nghe được câu sau. Hoặc thảm nhất là bỏ qua cả 1 loạt các câu hỏi, làm mất điểm cả 1 phần. Câu nào bạn ko làm được thì cứ bỏ qua, đánh dấu ? vào đó để lát sau nghe xong cả bài thì quay lại, vẫn sẽ nhớ được 1 chút để điền vào, đừng lo. Đừng mạo hiểm cố 1 câu để rồi mất cả 1 section
Writing
- Writing là 1 phần khá khó đối với tất cả các học sinh Việt Nam. Bởi vì khi học tiếng Anh tại phổ thông ko ai dạy writing cả, kèm theo là tư duy và cách viết tiếng Việt sẽ gây khó khăn nếu muốn viết 1 bài writing tiếng Anh tốt.
- Writing tốt ko phải chỉ là lắp ghép các cấu trúc, các cụm từ vào nhau hoàn chỉnh, mà bạn còn phải có 1 kiến thức nền, và 1 cách tư duy tốt để giúp cho bài văn của bạn mang phong cách của người bản xứ, chứ ko phải là mang phong cách của tiếng Việt. Để làm được điều này ngoài việc viết nhiều ra thì mình cũng đã nói ở trên đó là phải đọc nhiều, đọc nhiều sẽ giúp bạn làm quen được với nhiều cấu trúc ngữ pháp, nhiều cụm từ mà người bản xứ thường dùng, đặc biệt là có những cấu trúc mà dịch ra tiếng Việt .. chẳng có nghĩa gì cả, nhưng nếu làm quen thì dần dần bạn sẽ sử dụng các cấu trúc đó 1 cách thành thạo, sử dụng 1 cách tự nhiên chứ ko phải dịch bài viết từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Chính những cấu trúc đó sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người chấm thi và giành được điểm tốt.
Study
- Chịu khó đọc sách thật nhiều để học cấu trúc và từ vựng
- Mình chỉ dùng 2 sách học viết là Academic Writing và Insight into IELTS (extra), luyện viết theo bài, sau đó đóng sách lại thử viết lại đoạn đó sao cho giống với giọng văn. Có thể bạn nghĩ là hơi giống vẹt nhưng đây là cách tốt nhất để học cấu trúc của người ta và áp dụng vào bài của mình.
- Không cần học kĩ phần process nếu bạn ko có nhiều time, khả năng có phần này rất thấp, chỉ cần học qua để biết cách làm, còn theo ý mình bạn có tốn thời gian học phần này thì nếu chẳng may gặp nó thì cũng xác định sẵn là điểm kém
- Trước khi thi cũng xem các bài writing mẫu trong Cambridge, tìm những chỗ hay trong model của examiner. Tìm chỗ dở trong các bài điểm kém của các thí sinh trước để tránh lặp lại.
Writing Materials
- Academic Writing
- Insight into IELTS
- Insight into IELTS (Extra)
On the test
- Đọc đề task 2 trước, sau đó bắt tay vào làm task 1, nếu trong khi đang viết task 1 mà nghĩ ra ý thì đánh dấu vào outline cho task 2
- Cố gắng hoàn thành task 1 đúng thời gian (tốt nhất là sớm hơn 1 vài phút)
- Chú ý đếm số lượng các từ, tránh viết quá ngắn (sẽ bị trừ điểm) và và quá dài (càng viết dài càng nhiều lỗi điểm càng kém). Môi dòng thường sẽ có khoảng 10-11 từ, vậy task 1 thì cứ khoảng 16->20 dòng là đc, task 2 thì khoảng 25-30 dòng. - Đặc biệt chú ý đến vấn đề thời gian, nếu sắp hết giờ mà bạn vẫn còn đang lúng túng chưa viết xong body của task 2. Bỏ cách đấy và xuống viết ngay conclusion. 1 bài essay body ko đầy đủ cũng sẽ bị trừ điểm, nhưng nếu mà ko có conclusion sẽ còn bị trừ điểm nặng hơn nhiều. Nếu viết xong conclusion rồi thì lộn lên viết tiếp phần body cũng ko sao.
Speaking
Phần này mình ko chuẩn bị gì cả, đúng hơn là đối với mình speaking là 1 kĩ năng của cuộc sống, hơn là 1 academic skill. Bình thường mình nói thế nào thì đi thi thế đó thôi. Đây là 1 nhược điểm lớn của mình, bởi vì nếu ở ngoài cuộc sống nói hay ko có nghĩa là đi thi được điểm cao. Tuy nhiên cũng rút được 1 số kinh nghiệm trong phần này:
- Nói chậm, rõ ràng, đủ ý như 1 bài viết ngắn. Có mở đầu, thân và kết luận.
- Không nên sử dụng tiếng lóng, nếu bạn là người sử dụng nhiều tiếng lóng thì cố gắng uốn lưỡi mấy lần trước khi nói. (Mình khi đi làm dùng slang quen rồi, đến khi thi ko có cách nào sửa đc, đành chịu vậy)
Một số lời khuyên khác
- Nếu gặp khó khăn về cách xử dụng 1 từ nào đó, hãy sử dụng google, keyword là từ đó + điều bạn thắc mắc. Sẽ có câu trả lời rất nhanh chóng (tất nhiên là bạn cần phải có kĩ năng tìm kiếm tốt)
- Sử dụng wiktionary, dictionary.com để tra từ. 2 từ điển này có rất nhiều ưu điểm so với Oxford và Cambridge.
Chúc mọi người áp dụng những điều trên thành công nhé, nếu thấy ko hợp với bản thân mình thì ko nên áp dụng. Bởi personality mỗi người mỗi khác, cách học cũng khác nhau một trời một vực luôn. Nên nhớ rằng chỉ cần bạn kiên định với cách học của bản thân và kiên trì theo đuổi mục tiêu, bạn sẽ thành công!
Xem thêm: http://tailieuso.com
Kinh nghiệm thi và ôn thi IELTS :
Posted on 15th Jan 2011 @ 11:10 PM
- Phần nghe :Bài thi nghe 60 phút gồm 3 đoạn hội thoại.
Ôn phần thi nghe của IELTS cũng giống như ôn phần thi nghe của các dạng kiểm tra tiếng Anh khác. Bạn cần rèn luyện kỹ năng nghe thông qua việc học từ + nghe băng/nhạc/phim. Kỹ năng nghe chỉ có thể được nâng lên dần dần nên để có điểm cao trong phần thi nghe, bạn cần chuẩn bị sớm và có kế hoạch lâu dài.
Phần thi nghe của IELTS khác của TOELF đôi chút. Đó là trong phần nghe của IELTS có những câu hỏi bắt thí sinh phải điền từ nghe được vào chứ không đơn thuần chọn A, B, C, D. Như vậy vốn từ vựng sẽ có vai trò lớn hơn.
Khi thi bạn cần lưu ý một số vấn đề sau
Trong bài thi sẽ có những đoạn ngưng để cho phép thí sinh đọc trước yêu cầu của câu hỏi. Trong thời gian đó, bạn hãy cố gắng đọc kỹ yêu cầu của các câu hỏi, lấy các từ khóa (trong câu hỏi và các đáp án trả lời) và đoán ý đoạn hội thoại. Bạn có thể ghi vào quyển câu hỏi, vì vậy đừng ngại ghi lại những từ khóa đó ra một chỗ (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt) để tiện theo dõi. Nếu xong của đoạn 1, bạn có thể lật trang để đọc trước câu hỏi của đoạn 2 (không như trong TOELF, bạn chỉ được lật trang khi có yêu cầu).
Chú ý rằng các câu hỏi điền từ thường ghi rõ ràng số từ tối đa được điền vào. Bạn cũng cần chú ý về cách chia từ để chia lại từ đã nghe cho phù hợp với ngữ cảnh của câu cần điền.
Khi đoạn băng bắt đầu được đọc, chấm dứt hoàn tòan việc đọc câu hỏi và tập trung nghe, vừa nghe vừa để ý đến các từ khóa đã được ghi. Đầu đoạn băng thường là một câu mô tả tóm tắt về đoạn hội thoại. Câu này rất quan trọng để bạn biết được ý tổng quan và từ đó có thể đưa ra những suy đoán. Một số câu trả lời cũng nằm ngay trong câu đầu của đoạn hội thoại, nên nếu bạn cố gắng đọc nốt câu hỏi, có thể bạn sẽ bỏ lỡ một vài câu trả lời và ý chính của đoạn.
Càng về phía cuối, các bài nghe sẽ có tốc độ nói càng nhanh và số lần cho nghỉ để đọc câu hỏi càng ngắn. Ví dụ bài 1 cho nghỉ 2 lần, bài 3 cho nghỉ 1 lần... vì vậy bạn sẽ phải lướt qua các câu hỏi, nắm yêu cầu và đoán ý nhanh hơn. Nhất là đoạn cuối, khi nghe bạn cần tập trung rất cao độ, cố nghe rõ từng từ, ghi câu trả lời thật nhanh (thậm chí chỉ ghi đủ để nhớ) vì hai câu trả lời kế tiếp có thể nằm ngay trong 2 câu hội thoại kế tiếp.
Sau khi kết thúc các đoạn nghe bạn sẽ có 10 phút để chuyển các câu trả lời vào Answer Sheet, đây mới là lúc bạn chỉnh sửa các câu trả lời (về thời và dạng) và đoán những câu không nghe được. Việc đóan dựa trên những gì bạn nghe được và suy luận logic. Đừng ngại điền bừa vì bạn sẽ không bị trừ nếu chọn sai.
Một chú ý nữa là khi chuẩn bị bắt đầu phần nghe. Bạn nên đi rửa mặt, vận động một chút và bắt nhịp ngay với bài nghe đầu. Bài đầu mặc dù dễ nhưng tôi đã bỏ lỡ mất khoảng 2 câu đầu vì chưa kịp bắt nhịp với việc nghe.
- Phần đọc :
Phần đọc là phần mà tôi có điểm cao nhất. Phần này kéo dài 60 phút và gồm 3 đoạn văn.
Theo cảm nhận của tôi, phần đọc của IELTS dễ hơn của TOELF. Nội dung các bài đọc thường không đi sâu vào chuyên môn và vì vậy ít dùng những từ chuyên ngành.
Để chuẩn bị cho phần đọc của IELTS, bạn cần có kế hoạch làm tăng vốn từ vựng cũng như làm quen với các cấu trúc câu thông dụng, các từ khóa chuyển ý như however, but,... và chiến thuật làm bài đọc.
Các câu hỏi của phần đọc cũng có những yêu cầu cụ thể mà bạn cần làm đúng (VD như số từ tối đa đựơc điền, có cần lấy y nguyên trong bài văn ra không...)
Chiến thuật của tôi như sau :
- Đọc qua các câu hỏi và phần trả lời.
- Ghi nhớ yêu cầu của câu hỏi và đoán ý đoạn văn.
- Nếu có những câu hỏi dạng General (hỏi ý của đoạn, ý của bài..) đọc qua các đoạn được hỏi và trả lời các câu đó trước. Trong lúc đọc tranh thủ hình dung ý của từng đoạn con và ghi lại đoạn đó nói gì (ghi ngay bên cạnh đoạn đó, vào trong quyển question book)
- Đọc các câu hỏi Specific, nhảy đến đoạn chứa nội dung trả lời nếu đã biết ở đâu (câu hỏi chỉ ra hoặc thu được từ bước trên), nếu không, đọc lướt qua từng đoạn (trừ các đoạn đã đọc lướt).
Loại câu hỏi mà tôi cho là khó nhất trong phần đọc này là loại câu hỏi lựa chọn ý chính của từng pagragraph. Tôi cảm thấy việc lựa chọn này rất dễ nhầm lẫn vì có những pagragraph không chỉ nói về một ý. Cách làm dạng câu hỏi này của như sau : đọc các đoạn văn được hỏi, tự hình dung ra các ý chính và GHI LẠI, sau đó mới so sánh với các đáp án.
Nếu bạn dở lại đáp án xem để lựa chọn ngay sau khi đọc xong từng đoạn văn, bạn sẽ rất dễ tự thuyết phục mình chọn một đáp án không hòan tòan chính xác (mà chỉ hơi đúng).
Bạn cũng cần chú ý theo dõi thời gian để điều chỉnh tốc độ đọc dành cho ba bài. Nên cố gắng để dư ra 5 phút cuối để kiểm tra lại toàn bộ các câu trả lời.
- Phần viết :
Bạn có 60 phút cho 2 bài viết.
Ở đề viết số một, bạn sẽ được cung cấp một đồ thị, biểu đồ hoặc bảng và đựơc yêu cầu mô tả lại bảng đó bằng lời văn.
Việc ôn viết dạng đề này rất dễ. Bạn chỉ cần học thuộc các từ mô tả sự lên, xuống, giữ nguyên trạng thái và một số cấu trúc hay để sử dụng một cách đa dạng trong bài viết của mình; đồng thời làm thử 2-3 đề bạn sẽ quen với cách viết dạng đề này. Thường bạn nên làm bài này trong vòng 25 phút trở xuống và nên viết ít nhất một trang rưỡi.
Trước khi bắt tay vào viết bạn nên đọc kỹ các chú thích trên đồ thị, tìm những nét nổi bật và những đặc điểm có thể viết ra. Bạn nên cố gắng nêu càng nhiều thông tin càng tốt, làm nhiều phép so sánh giữa các giai đoạn, các đồ thị...
Các từ mà tôi đã ghi nhớ :
Chỉ sự tăng lên :
gradual rise
increase, rise, go up.
surge, leap
shot up, rocket
decidedly upward (luôn tăng)
Chỉ sự giảm xuống :
go down, fall back (by), decrease, drop
sharp drop, plunge
plummet
Chỉ sự đều đều :
fairly steady, stable, hover around, remain constant
steady grow, increase steadily, decrease steadily...
Chỉ sự thất thường :
erratically, fluctuation
Một số cấu trúc hay :
plunged dramatically (giảm thê thảm)
sharp turnaround, dramatic turnaround
went up/down widely
the trend was obvious upward
rocketing by almost 400%
be off their September peak (rơi xuống khỏi đỉnh của nó vào tháng 9)
the most striking feature of the chart is that...
Ở để viết số 2, bạn đựơc yêu cầu trình bày quan điểm về một vấn đề gây tranh luận, bài này tương đối giống bài viết tranh luận về một chủ đề trong TOELF. Bạn cũng nên làm thử vài bài mẫu, học trước một số cấu trúc nối câu, mở đầu các đoạn. Nếu gặp may mắn, chủ đề bài viết là một chủ đề ưa thích của bạn thì việc nghĩ ý để viết sẽ trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu gặp chủ đề không quen thuộc, việc nghĩ ý sẽ làm một vấn đề.
Trước khi viết bạn nên dành 5 phút để nghĩ và gạch đầu dòng các ý. Chọn theo hướng đồng ý, phản đối hay trung gian...
Phần viết này không phải để kiểm tra kiến thức của bạn, mà để kiểm tra khả năng trình bày ý tưởng dưới dạng một bài viết. Việc bạn chọn hướng nào không quan trọng, quan trọng là bạn có nhiều ý để viết. Vì vậy bạn có thể chọn hướng sai (mặc dù bạn nghĩ nó đúng) nếu hướng sai cho bạn nhiều ý đề viết hơn và dễ viết hơn (do hạn chế về số lượng từ vựng).
Bạn nên cố gắng dùng những cấu trúc hay, dùng các từ một cách đa dạng (tránh lặp từ), phân ý theo từng đoạn rõ ràng. Mỗi đoạn viết theo cấu trúc sau :
o Mở đoạn : 1 câu giới thiệu tóm tắt ý.
o Nêu các luận điểm và dẫn chứng.
o Kết đoạn : 1 câu khẳng định lại ý.
Sau đây là một số cấu trúc tôi đã ghi nhớ :
Câu mở bài :
The criticism that .... has some justification.
The debate about.... has been raging for almost (as long as) ...
Câu mở đoạn :
Some people say....
Others, myself included are of the opinion that
In one group are those who believe...
In other one group are those who feel...
The answer, I feel, lies somewhere in the middle.
Unfortunaly, there is a downside to...
Một số cấu trúc khác :
Admittedly,....
It is obviously difficult to....
It is probably foolish to... but...
to redress the imbalance
to be frown upon by....
For myself...
For my own part,....
Many people object to..., citing....
There is an enormous pressure to...
Nowadays,...
The matter is not just in the hand of...
... has as much a part to play as ... in doing sth
The main advantage of .... is that
.... like everything has two sides.
In such circumstances .... tend to....
First of all, .... Morever,....
Take ...., for example. (write about it)
alternative method
And the trend is to continue, if not to get worse.
... is not a new phenomenon.
Một câu cuối cùng : phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi.
Hãy cố gắng đề nâng cao đẳng cấp bằng cách rèn luyện lâu dài, và đạt tới phong độ cao nhất bằng cách sử dụng hợp lý thời gian ngay trước khi thi.
Phần thi nói của IELTS kéo dài trong khoảng 10', thường là tiến hành khác ngày thi nghe, đọc, viết (có thể trước hoặc sau).
Phần thi nghe của IELTS gồm 3 phần như sau :
1. Giới thiệu sơ qua về bản thân (khoảng 3-4 phút)
2. Trả lời một vài câu hỏi về một chủ đề. Thí sinh có 1-2 phút để suy nghĩ sau đó trả lời 1-2 câu hỏi của giám khảo.
3. Trao đổi với giám khảo một về một chủ đề rộng hơn, chủ đề này thường liên quan đến chủ đề của phần 2.
Part 1 of the IELTS Speaking Module
1. What's your name?
2. What do you do?
3. Where do you come from?
4. Do you like your country?
5. What do you like about your country?
6. What street do you live in?
7. What is the street called?
8. Why is your street called this way?
9. Do you like your street?
10. What do you like in your street?
11. Do you like living in Kharkov city? Why?
12. Are you a city dweller? Why?
13. What do you like doing with your friends?
14. What is your favourite meal?
15. Who cooks in your family?
16. What is their best meal (house special)?
Part 2 of the IELTS Speaking Module
1. Tell me about an important event in your life.
2. Follow-up question. Do you prefer celebrating family occasions at home or in a cafe? Why?
Part 3 of the IELTS Speaking Module
1. Is it important to celebrate different events in our lives?
2. Are you a goal-settler? Why?
1. What's your name?
2. What do you do?
3. Where do you come from?
4. Do you like your country?
5. What do you like about your country?
6. What street do you live in?
7. What is the street called?
8. Why is your street called this way?
9. Do you like your street?
10. What do you like in your street?
11. Do you like living in Kharkov city? Why?
12. Are you a city dweller? Why?
13. What do you like doing with your friends?
14. What is your favourite meal?
15. Who cooks in your family?
16. What is their best meal (house special)?
Part 2 of the IELTS Speaking Module
1. Tell me about an important event in your life.
2. Follow-up question. Do you prefer celebrating family occasions at home or in a cafe? Why?
Part 3 of the IELTS Speaking Module
1. Is it important to celebrate different events in our lives?
2. Are you a goal-settler? Why?
- Cố gắng nói liên tục. Thay phần ậm ừ... bằng well..........
- Câu hỏi "tại sao..." nào không nghĩ ra được thì bảo "tao nghĩ thế nhưng tao không biết tại sao". Không nên ngồi nghĩ quá lâu. Người ta chỉ kiểm tra mình về mặt ngôn ngữ chứ không kiểm tra về mặt IQ mạ
- Câu hỏi nào cảm thấy nói nhiều được thì cố nói thật nhiều, để bớt thời gian hỏi câu khó khác.
1. Nghe
· Hình thành kỹ năng phán đoán
Phán đoán và tưởng tượng về chủ đề bạn chuẩn bị nghe càng nhiều càng tốt. Hãy tự mình đặt và trả lời câu hỏi về nhân vật sẽ xuất hiện, nội dung bạn sắp nghe là gì? Điều này ắt hẳn sẽ tạo cho bạn sự tò mò, hứng khởi khi nghe.
· Chuẩn bị
Hãy đọc câu hỏi cẩn thận trước khi nghe và dự đoán câu trả lời nếu có thể.
· Khi nghe
Lần đầu tiên nghe bạn hãy ghi bất kì thông tin gì nghe được, nếu tốc độ của băng quá nhanh, hãy viết tắt những thông tin đó. Trước khi nghe lần hai hãy đọc lại câu hỏi để xác định một lần nữa thông tin bạn cần phải nghe.
Điểm quan trọng nữa khi nghe đó là nghe không đơn thuần nghe thông tin mà hãy nghe cả ngữ điệu, sắc thái biểu cảm: giọng điệu tức tối, hay ôn hòa, chân thật hay mỉa mai, giọng nói già hay trẻ. Điều này chắc chắn sẽ giúp phần nào trong việc quyết định câu trả lời của bạn.
· Nghe thường xuyên
“Practice makes perfect” đặc biệt đúng với kĩ năng nghe. Nếu nghe thường xuyên, bạn sẽ thấy quen với cách phát âm và cách diễn đạt của người Anh và điều này sẽ giúp bạn đỡ “choáng” khi nghe trong phòng thi.
2. Đọc
· Đừng vội nản khi gặp nhiều từ mới, hãy cứ đọc và cố gắng hiểu càng nhiều càng tốt. Thường thì câu mở đầu sẽ giúp bạn hiểu ý chung khái quát của đoạn văn.
· Sau lần đọc đầu tiên bạn hãy định hướng cách đọc ở lần thứ hai. Bạn sẽ đọc để lấy thông tin hay hiểu ý chính của bài? Chắc hẳn bạn đã quen với hai khái niệm scan và skim mà rất nhiều các giảng viên ở đây đề cập đến.
· Đừng ngại đọc đến lần thứ ba hay thứ tư để tìm được thông tin bạn cần. Chậm một chút nhưng vẫn tốt hơn là bạn tự “phát minh” ra câu trả lời.
· Một nguyên tắc bạn cần nhớ khi đọc: đọc nhanh và lặp lại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với bạn đọc chậm và cẩn thận.
3. Viết
Đừng cầm bút lên và bắt đầu viết luôn một mạch. Hãy định hướng bạn cần viết những gì. Sau đây là các kỹ xảo giúp bạn viết tốt hơn:
· Thu thập các ý tưởng bổ trợ cho bài viết, và mục đích giao tiếp của văn bản bạn đang viết.
· Tổ chức văn bản theo cấu trúc logic, định hướng phong cách viết văn bản.
· Viết bản thử nghiệm, để tiện cho việc sửa và thêm ý hãy để cách ra 1 dòng khi bạn viết.
· Hãy tưởng tượng bạn là người đọc văn bản này. Hãy tự mình rà soát các lỗi sai và sửa nếu cần thiết.
· Tập hợp những lỗi sai bạn hay mắc phải, và hãy cố gắng tránh lặp lại.
· Học từ lỗi sai của bạn học là hình thức học rất nhanh và hiệu quả . Thông qua việc chữa lỗi cho bạn của mình,bạn có thể rút cho mình rất nhiều kinh nghiệm hữu ích khi viết.
4. Nói
· Hãy định hình ý tưởng sẵn trước khi nói, đặc biệt nhẩm sẵn những câu mang ý nghĩa then chốt trước khi bắt đầu nói.
· Hãy học cách sử dụng những âm như: er, ah, oh… để “ câu giờ” nếu ý tưởng chưa kịp đến với bạn.
· Trong giao tiếp bằng cách thể hiện thái độ quan điểm của mình với người nói như:
Yes, I think I agree with you but …"
"Yes, that’s a good question. …"
Bạn có thể có thời gian đầu tư vào câu trả lời của mình.
· Im lặng là điều tối kị khi nói tiếng Anh, hãy yêu cầu nhắc lại hoặc giải thích nếu bạn cảm thấy cần thiết. “I didn’t quite get that, could you say it again?"
· Hãy quan sát và học cách nói của những người xung quanh nếu bạn cảm thấy đáng học. Học từ bạn bè bao giờ cũng dễ hơn học từ sách vở.
Trên đây là một số kinh nghiệm hy vọng có thể là gợi ý nhỏ giúp các bạn dành kết quả như mong muốn trong kì thi IELTS.
Xem thêm: http://tailieuso.com
Nên thi ở IDP hay BC?
Trả lờiXóa1. Trang thiết bị, cơ sở vật chất cả 2 trung tâm đều rất hiện đại, thoáng mát, sạch sẽ
2. Giáo viên- nhân viên: thân thiện, gần gũi
3. Địa điểm tổ chức thi: IDP - hội trường thành ủy ngay trung tâm, dễ tìm . - Ánh sáng trắng quen mắt, dễ đọc
BC - Khách sạn lớn với không gian khá loãng, dễ
tạo áp lực
- Ánh sáng vàng gây bất tiện cho việc đọc
4. Các kĩ năng thi:
- Thi nghe: được trang bị wireless phones hiện đại
- Thi nói : IDP linh hoạt hơn với 3 lựa chọn - trước, cùng hay sau ngày thi chính thức
5. Đăng kí thi:
- Online : IDP receive Ielts master preperation
BC receive nothing
- Offline : IDP được sử dụng hệ thống thư viện của IDP và ACET
BC sử dụng 1 thư viện của BC
7. Cách thanh toán: IDP by bank, via Visa, paypal
BC by bank, via Visa
Notice: IDP có tổ chức workshop miễn phí trước ngày thi với sự tham gia của giáo viên nước ngoài nhằm chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm bổ ích
Mình cũng từng là học vien của IDP nên những gì bạn nói mình rất đồng tình luôn. với lại học phí bên IDP cũng hợp lí hơn so với BC nữa.Hồi đó lệ phí thi IELTS bên IDP 3,500,000 giờ vẫn vậy bên BC hình như tăng lên 4,500,000 thì phải :D
XóaMình thấy là giá hiện tại của BC hiện vẫn như cũ là 4,5 tr. Theo mình thấy thi ở BC trang thiết bị nghe rất tốt, chưa bao giờ nghe phản ánh là bị tạch bao giờ, trong khi bên IDP thì nghe quá trời quá đất luôn á ==. Nhân viên nhiệt tình, dễ thương, checkin nhanh chóng, phát đồ vào phòng thi nữa. Nói chung mình vẫn chọn BC nếu thi lại chứ thấy nhiều bạn ngậm đắng nuốt cay ở IDP trên các nhóm quá rùi nên sợ lắm lắm ><
Trả lờiXóa